Bạn có thói quen thức khuya dù bản thân biết rằng đi ngủ muộn sẽ bào mòn sức khỏe? Hầu như chúng ta ai cũng làm vậy suốt từ ngày này qua tháng kia.Vì thế, chúng ta cần thay đổi để cải thiện và hình thành thói quen ngủ sớm để cân bằng và tái tạo năng lượng cho ngày mới tươi vui, dễ chịu hơn. Đồng thời hạn chế và ngăn ngừa bệnh tật tấn công.
Đang xem: Ngủ muộn nhưng đủ giấc
Ngủ đủ giấc đúng giờ là như thế nào?
Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng với tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi để đảm bảo một sức khỏe tốt và năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Mọi người thường có xu hướng cắt giảm thời gian dành cho giấc ngủ của họ cho công việc, cho gia đình hoặc thậm chí cho các nhu cầu giải trí của bản thân như xem phim, nghe nhạc, chơi điện tử…. Hậu quả trước mắt là tình trạng mệt mỏi buồn ngủ vào ngày hôm sau sẽ ảnh hưởng đến năng suất công việc.
Nhưng nếu việc này diễn ra thường xuyên chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch trạng như bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch chủ….. thậm chí làm giảm tuổi thọ.
Do đó, việc hình thành một thói quen ngủ nghỉ đúng thời gian là điều hết sức quan trọng nhằm cải thiện sức khỏe bản thân:
Tuân thủ thời gian ngủ cố định: Cố gắng hình thành thói quen đi ngủ cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi buổi sáng kể cả vào những ngày nghỉ.Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, đủ tối, thư giãn và luôn ở mức nhiệt độ khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu.Hạn chế sử dụng những thiết bị điện tử như tivi, máy tính hay điện thoại thông minh trước khi đi ngủ.Tránh ăn quá no, sử dụng các thực phẩm có chứa caffeine và uống rượu bia trước khi đi ngủ.Không hút thuốc lá, kèm theo đó là chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày có thể khiến cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn ban đêm.
Thời gian ngủ trung bình ở mỗi độ tuổi sẽ khác nhau do nhu cầu năng lượng và hoạt động trao đổi chất khác nhau:
Trẻ em giai đoạn phát triển cần rất nhiều thời gian ngủ để cơ thể phóng thích hormone tăng trưởng, có thể tổng thời gian ngủ từ 12 tiếng trở lên.Đối với người cao tuổi thường cảm thấy khó khăn để đi vào giấc ngủ, tuy nhiên cũng cần ít nhất 7 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Dưới đây là bảng tham khảo thời gian ngủ cho từng độ tuổi do Tổ chức Giấc ngủ Quốc Gia của Mỹ thực hiện:
Những lợi ích của việc ngủ đúng giờ
Duy trì vóc dáng
Con người khi có ngủ đủ giấc, không thức khuya sẽ quản lý cân nặng tốt hơn so với người hay thức khuya.
Ngược lại, nếu cơ thể không được nghỉ ngơi hợp lý là một trong những nguyên nhân dẫn đến chế độ ăn không khoa học, khiến cho việc hấp thu calo của cơ thể bị gián đoạn gây tích tụ mỡ thừa. Ngoài ra, khi ngủ không sâu giấc, hay chập chờn còn là nguy cơ dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng.
Phục hồi não bộ
Sau một ngày dài làm việc, não bộ cũng như cơ thể con người cần được nghỉ ngơi để cân bằng và tái tạo năng lượng. Đặc biệt, là vào ban đêm khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, não bộ sẽ tái tạo và sàng lọc ký ức, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho ngày kế tiếp.
Ngoài ra, sau khi được nghỉ ngơi điều độ, não bộ sẽ xử lý thông tin linh hoạt và chính xác hơn. Thúc đẩy công việc giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả hơn so với những người không được ngủ đủ giấc đúng giờ.
Tái tạo và khôi phục tế bào tổn thương
Trong giấc ngủ, các cơ quan của cơ thể sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh lọc, thải độc và tái tạo những tế bào bị tổn thương. Nếu không có giấc ngủ chất lượng, các chất độc sẽ tích tụ lâu ngày trong cơ thể, là nguyên nhân gây lên một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có cả ung thư.
Tăng tuổi thọ
Nhiều nghiên cứu từ các nước trên thế giới chỉ ra rằng, trong số những người ngủ một ngày ít hơn 6h thường có tỉ lệ tử vong cao hơn so với người ngủ đủ giấc là 12%. Vì thế, để tăng tuổi thọ, chúng ta cần chú ý đến giấc ngủ.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Một giấc ngủ ngon đúng giờ sẽ giải quyết hiệu quả tình trạng căng thẳng, stress, mệt mỏi hay cải thiện một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Khi ngủ, cơ thể sẽ cân bằng được lượng máu lưu thông nên não, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng, mỡ máu và các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
Tăng hiệu làm việc
Khi ngủ không đủ giấc hoặc ngủ chập chờn sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải và không thể tập trung trong công việc. Ngược lại, khi ngủ đủ giấc sẽ làm cho tinh thần minh mẫn, thoải mái, dễ chịu. Vì thế, hiệu quả làm việc, học tập tăng cao do khả năng tập trung, trí nhớ tốt.
Giữ gìn hạnh phúc gia đình bền lâu
Giấc ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn liên quan mật thiết đến tinh thần cũng như tâm sinh lý mỗi người. Với giấc ngủ có chất lượng không tốt như ngủ không sâu, không đủ giấc sẽ khiến mọi người luôn có suy nghĩ tiêu cực, làm việc gì cũng thấy mệt mỏi, uể oải. Ngay cả chuyện chăn gối vợ chồng cũng không được như ý muốn.
Trong khi đó, giấc ngủ ngon sẽ tạo động lực để cuộc sống vợ chồng luôn tươi mới và hạnh phúc ngập tràn.
Tăng miễn dịch cho cơ thể
Giấc ngủ còn có vai trò trong việc tăng cường miễn dịch. Trong giấc ngủ, cơ thể sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại bằng cách tập trung sản xuất tế bào bạch cầu.
Tăng khả năng sáng tạo
Sau một giấc ngủ ngon đủ giấc, tâm trạng mọi người sẽ thấy thoải mái và có khả năng sáng tạo hơn rất nhiều. Ngoài ra, theo nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy, ngủ đủ giấc giúp trí nhớ và óc sáng tạo hoạt động tốt hơn.
Giúp làm đẹp da
Những người có thói quen dậy sớm, ngủ sớm thường có làn da khỏe đẹp và săn chắc hơn. Trong giấc ngủ, các tế bào da được tái tạo và tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 22h đêm hôm trước đến 4h sáng hôm sau. Do đó, chúng ta nên có thói quen ngủ sớm và đủ giấc để giúp tinh thần tỉnh táo và có làn da đẹp tràn đầy sức sống.
Xem thêm: Top 6 Cách Làm Lỗ Chân Lông Nhỏ Lại, Học Ngay 18 Mẹo Se Khít Lỗ Chân Lông Tức Thì
Tuy nhiên thời gian ngủ sẽ không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ (việc ngủ sâu và thẳng giấc). Một người lớn ngủ 9 tiếng, nhưng khi thức dậy, cơ thể vẫn cảm thấy mệt mỏi chứng tỏ họ vẫn đang thiếu ngủ hoặc mắc phải một trong những triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Ngược lại, nếu chỉ ngủ 6 tiếng nhưng cảm thấy tỉnh táo khi thức dậy, điều đó chứng tỏ bạn đã có một đêm ngon giấc.